Phần Cứng Máy Tính Là Gì? Chi Tiết Về Các Phần Cứng Máy Tính Cơ Bản

Phần cứng máy tính là gì

Máy tính là thiết bị đã quá quen thuộc với tất cả mọi người, được dùng với nhiều mục đích khác nhau: phục vụ công việc, học tập, giải trí,… Vậy phần cứng máy tính là gì? Các phần cứng máy tính cơ bản gồm có những gì? Nội dung bài viết dưới đây myrobot.asia sẽ giải đáp chi tiết tất cả những thắc mắc trên. Theo dõi ngay!

Tìm hiểu khái niệm phần cứng máy tính là gì? 

Phần cứng máy tính hay phần cứng (hardware) là các bộ phận vật lý hữu hình của 1 hệ thống máy tính, các thành phần điện, điện tử & cơ khí.

  • Phần bên ngoài gồm có: màn hình, tai nghe, bàn phím, chuột, máy chiếu, máy in, loa, USB,…
  • Phần bên trong gồm có: chip CPU, bộ nguồn, bo mạch chủ, RAM, ROM, quạt tản nhiệt, card màn hình, card âm thanh cùng 1 số drive như DVD, ổ cứng, Bluray, CD-ROM, ổ đĩa mềm
Phần cứng máy tính là những thiết bị hay linh kiện vật lý bên trong/bên ngoài máy tính
Phần cứng máy tính là những thiết bị hay linh kiện vật lý bên trong/bên ngoài máy tính

Chi tiết về các bộ phận cơ bản của phần cứng máy tính có thể bạn chưa biết 

Bộ xử lý trung tâm (viết tắt CPU – Central Processing Unit)

CPU là bộ xử lý trung tâm có vai trò đặc biệt quan trọng & được xem là bộ não của máy tính. Có nhiệm vụ: nhận thông tin, giải mã, phân tích các câu lệnh bằng cách thực hiện các phép toán, so sánh & logic. Không chỉ vậy, CPU còn có khả năng xử lý các yêu cầu nhập/xuất dữ liệu cơ bản từ người dùng. 

CPU là 1 tấm vi vạch rất nhỏ, chứa 1 tấm wafer silicon bên trong, bọc 1 con chip được sản xuất từ gốm & gắn vào bảng mạch. Tốc độ của CPU được đo bằng đơn vị Hertz (Hz) hoặc Gigahertz (GHz), giá trị càng lớn đồng nghĩa CPU có tốc độ hoạt động càng nhanh & mạnh. 

Bộ xử lý trung tâm CPU
Bộ xử lý trung tâm CPU

Bo mạch chủ (Mainboard)

Bên cạnh bộ não của máy tính – CPU, bo mạch chủ cũng là 1 bộ phận phần cứng không thể thiếu trong máy tính. Mainboard có chức năng kết nối các linh kiện bên trong máy với nhau thành 1 khối, điều khiển tốc độ & đường truyền của dữ liệu giữa các thiết bị, phân phối luồng điện áp cho các linh kiện được gắn trên bo mạch. 

Mainboard PC thường nằm ở thùng máy hoặc được tích hợp đằng sau màn hình (đối với dòng máy tính AIO). 

Bộ nhớ dữ liệu tạm thời (RAM – Random Access Memory)

RAM (Random Access Memory) được biết đến là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên. Giúp lưu trữ thông tin để bộ xử lý trung tâm CPU có thể truy xuất & xử lý. Tuy nhiên, RAM sẽ mất dữ liệu đang lưu trữ tạm thời trong trường hợp ngừng cung cấp điện cho nó. Đồng nghĩa, nếu xảy ra tình trạng máy tính bị sập nguồn, tất cả dữ liệu trên RAM sẽ bị mất sạch. 

Các thông tin/dữ liệu được lưu trữ trên bộ nhớ RAM được chia thành từng vị trí khác nhau & mỗi vị trí đều có 1 địa chỉ riêng biệt. Tốc độ truy xuất dữ liệu ở từng vị trí trên RAM là tương đương nhau. Khi dung lượng của RAM càng lớn, khả năng xử lý các tác vụ càng được nâng cao. 

Bộ nhớ dữ liệu tạm thời RAM
Bộ nhớ dữ liệu tạm thời RAM

Ổ cứng 

Ổ cứng là nơi để lưu trữ dữ liệu trong máy tính của bạn. Ngoài ra, ổ cứng còn liên quan trực tiếp đến những vấn đề quan trọng khi sử dụng máy tính, ví dụ như: tốc độ khởi động máy, tốc độ truy xuất dữ liệu & mức độ an toàn của dữ liệu khi lưu trữ trên máy. 

Ổ cứng được chia thành 2 loại: SSD & HDD với giá thành & tốc độ xử lý khác nhau. Dung lượng ổ cứng được tính bằng đơn vị GB (Gigabyte).

Màn hình máy tính (Monitor)

Màn hình máy tính là bộ phận gắn liền với máy tính, với mục đích hiển thị & tạo ra cầu nối giao tiếp giữa người dùng với máy tính. Mỗi màn hình sẽ có những kích thước & thông số khác nhau, tùy theo nhu cầu sử dụng, sở thích cá nhân để lựa chọn mẫu màn hình có độ phân giải, độ sáng, kích thước & tỷ lệ màn hình phù hợp. 

Màn hình máy tính
Màn hình máy tính

Bộ nguồn (viết tắt PSU – Power Supply Unit)

Bộ nguồn máy tính là thiết bị phần cứng nằm bên trong thùng máy, có nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho hầu hết các bộ phận quan trọng của máy tính. Chẳng hạn như bo mạch chủ, ổ cứng, RAM,… PSU giúp chuyển đổi dòng điện xoay chiều có hiệu điện thế lớn thành các dòng điện có mức điện áp nhỏ hơn. 

Ngoài ra còn 1 số bộ phận phần cứng khác cũng có vai trò quan trọng phải kể đến như: card màn hình, card mạng, ổ đĩa quang, quạt tản nhiệt,…

>>> Xem thêm: IPSec Là Gì? Vai Trò & Cách Thức Hoạt Động Của IPSec Trong Không Gian Mạng

Bài viết trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến phần cứng máy tính mà myrobot.asia đã tổng hợp được. Hy vọng sẽ cung cấp đến quý bạn đọc nguồn kiến thức hữu ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi về phần cứng máy tính, đừng ngại hãy gọi ngay đến số hotline phòng kinh doanh để được hỗ trợ giải đáp chi tiết. Xin cảm ơn.

MYROBOT việt nam

MYROBOT - Chúng tôi là chuyên gia trong mảng sản xuất, cung cấp và phân phối các hệ thống thiết bị robot phục vụ công nghiệp...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Các công cụ truyền thông marketing cần có trong thời đại công nghệ số

Trong thời buổi công nghệ số, các marketer cần nắm vững các công cụ truyền [...]

Cách kiểm tra xuất xứ hàng hóa qua giấy C/O

Khi xuất khẩu hàng hóa từ một quốc gia sang một quốc gia khác đòi [...]

Các trường hợp không chịu thuế xuất nhập khẩu theo quy định pháp luật

Bên cạnh các trường hợp phải nộp thuế xuất nhập khẩu thì pháp luật còn [...]

LoRaWAN Là Gì? So Sánh LoRaWan Và LoRa: Điểm Khác Biệt Cơ Bản Nhất

Trong kỷ nguyên của công nghệ hiện đại, mô hình IoT (Internet of Things) có [...]

Tổng quan SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition System)

SCADA là từ viết tắt của cụm từ Supervisory Control and Data Acquisition System. Nghĩa [...]

Mosfet Là Gì? Đặc Điểm, Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Mosfet

Bạn đang trong quá trình tìm hiểu về MOSFET, tuy nhiên vẫn chưa thực sự [...]