IPSec Là Gì? Vai Trò & Cách Thức Hoạt Động Của IPSec Trong Không Gian Mạng

IPSec là gì

Hiện nay, khi Internet ngày càng phát triển, an ninh mạng trở thành một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Sự xuất hiện của IPSec đã mang đến “làn gió mới”, giúp đảm bảo tính toàn vẹn & bảo mật dữ liệu trong không gian mạng. Vậy IPSec là gì? Hãy cùng myrobot.asia tìm hiểu trong bài viết dướt đây.

IPSec là gì?

IPSec (Internet Protocol Security) là 1 nhóm giao thức được sử dụng để bảo vệ kết nối giữa các thiết bị, đảm bảo an toàn cho dữ liệu được gửi qua mạng công cộng (Public Network). Giao thức IPSec được phát triển bởi IETF (Internet Engineering Task Force) vào giữa những năm 1990. IPSec cung cấp tính xác thực, tính toàn vẹn & tính bảo mật cho kết nối qua mạng IP giữa 2 điểm liên lạc. 

Có thể nói, Internet Protocol Security là 1 trong những công nghệ bảo mật chủ chốt & quan trọng, được sử dụng để bảo vệ các kết nối mạng trên internet, đặc biệt trong các kết nối Virtual Private Network (VPN). Ngày nay, IPSec hoạt động thông qua Port 500. 

IPSec là giao thức được sử dụng để bảo vệ kết nối giữa các thiết bị, đảm bảo an toàn cho dữ liệu được gửi qua mạng công cộng
IPSec là giao thức được sử dụng để bảo vệ kết nối giữa các thiết bị, đảm bảo an toàn cho dữ liệu được gửi qua mạng công cộng

Các thành phần có trong giao thức IPSec: SA (Security Associations), IKE (Internet Key Exchange), AH (Authentication Header), ESP (Encapsulating Security Payload) & Key Management. 

Vai trò cơ bản của Internet Protocol Security

IPSec là 1 giao thức cấp độ mạng, hoạt động trên lớp Network Layer của mô hình TCP/IP. IPSec được sử dụng phổ biến & rộng rãi để bảo mật kết nối giữa các cổng đầu cuối, đảm bảo thông tin được truyền tải giữa chúng là an toàn & bảo mật. 

Một số tính năng nổi bật của IPSec gồm có: tính linh hoạt, khả năng kết nối đến nhiều thiết bị mạng, khả năng thiết lập kết nối ảo giữa các trạm khác nhau & tính năng đáng tin cậy. Bên cạnh đó, IPSec cũng hỗ trợ nhiều giao thức khác nhau, bao gồm cả giao thức bảo mật ESP & AH. 

Thế nhưng, quá trình cài đặt & sử dụng IPSec khá phức tạp & đòi hỏi kiến thức chuyên môn về mạng. Ngoài ra, IPSec cũng có thể làm giảm hiệu suất mạng & tăng thời gian xử lý dữ liệu trên 1 số thiết bị. Do vậy, cần phải có sự đánh giá kỹ lưỡng trước khi triển khai IPSec trong 1 không gian mạng lớn. 

Internet Protocol Security có vai trò rất quan trọng
Internet Protocol Security có vai trò rất quan trọng

Cách thức & Nguyên tắc hoạt động của IPSEC

Quy trình hoạt động của IPSec gồm có 2 giai đoạn chính:

Giai đoạn thiết lập liên lạc 

Trong giai đoạn thiết lập liên lạc, Internet Protocol Security sử dụng giao thức Internet Key Exchange (IKE) để thực hiện quá trình trao đổi khóa bảo mật. Ở giai đoạn này, 2 bên cần thiết lập các thông tin như khóa đối xứng, khóa công khai, thuật toán mã hóa,… nhằm đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu. 

Tất cả dữ liệu gửi qua mạng sẽ được phân chia thành các phần nhỏ hơn gọi là gói tin (Packet). Khi dữ liệu từ 1 máy tính truyền đến 1 máy tính khác trong mạng, dữ liệu sẽ được chia thành nhiều phân đoạn dữ liệu, mỗi phân đoạn có kích thước tối đa là MSS (Maximum Segment Size). Các phân đoạn dữ liệu này sẽ tiếp tục được đóng gói vào các gói tin với kích thước tối đa là MTU để truyền đi trên mạng. 

Việc cấu hình chính xác giá trị của MTU & MSS của gói tin trong mạng là rất quan trọng, đảm bảo quá trình truyền tải dữ liệu diễn ra hiệu quả & ổn định. Trong trường hợp nếu giá trị MTU được đặt quá thấp, các gói tin có thể sẽ bị chia nhỏ, làm ảnh hưởng đến tốc độ truyền tải dữ liệu. Ngược lại, nếu giá trị MSS vượt quá giới hạn đường truyền, đồng nghĩa các gói tin sẽ bị hủy bỏ. 

Quy trình hoạt động chung của giao thức IPSec
Quy trình hoạt động chung của giao thức IPSec

Giai đoạn truyền dữ liệu 

Sau khi IPSec được thiết lập giữa các bên giao tiếp, chúng hoàn toàn có thể truyền dữ liệu qua đường hầm IPSec. Nhằm đảm bảo tính bảo mật khi truyền dữ liệu, các thành phần của IPSec như AH hoặc ESP sẽ đóng vai trò mã hóa & xác thực dữ liệu, ngăn chặn tình trạng dữ liệu bị vô hiệu hóa trong quá trình truyền. 

Sau khi quá trình trao đổi dữ liệu hoàn tất, các khóa mật mã sẽ bị loại bỏ & đường truyền bảo mật IPSec sẽ kết thúc.

>>> Xem thêm: Proxy Server Là Gì? Tính Năng Và Cách Thức Hoạt Động Của Proxy Server

Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin quan trọng về IPSec. Có thể nói, Internet Protocol Security là 1 trong những giải pháp bảo mật mạng hiệu quả nhất hiện nay. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan, hãy gọi ngay đến số hotline phòng kinh doanh để được hỗ trợ giải đáp trực tiếp. Xin cảm ơn!

MYROBOT việt nam

MYROBOT - Chúng tôi là chuyên gia trong mảng sản xuất, cung cấp và phân phối các hệ thống thiết bị robot phục vụ công nghiệp...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Các công cụ truyền thông marketing cần có trong thời đại công nghệ số

Trong thời buổi công nghệ số, các marketer cần nắm vững các công cụ truyền [...]

Cách kiểm tra xuất xứ hàng hóa qua giấy C/O

Khi xuất khẩu hàng hóa từ một quốc gia sang một quốc gia khác đòi [...]

Các trường hợp không chịu thuế xuất nhập khẩu theo quy định pháp luật

Bên cạnh các trường hợp phải nộp thuế xuất nhập khẩu thì pháp luật còn [...]

LoRaWAN Là Gì? So Sánh LoRaWan Và LoRa: Điểm Khác Biệt Cơ Bản Nhất

Trong kỷ nguyên của công nghệ hiện đại, mô hình IoT (Internet of Things) có [...]

Tổng quan SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition System)

SCADA là từ viết tắt của cụm từ Supervisory Control and Data Acquisition System. Nghĩa [...]

Mosfet Là Gì? Đặc Điểm, Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Mosfet

Bạn đang trong quá trình tìm hiểu về MOSFET, tuy nhiên vẫn chưa thực sự [...]