LoRaWAN Là Gì? So Sánh LoRaWan Và LoRa: Điểm Khác Biệt Cơ Bản Nhất

LoRaWAN là gì

Trong kỷ nguyên của công nghệ hiện đại, mô hình IoT (Internet of Things) có tốc độ phát triển nhanh chóng & mạnh mẽ, kéo theo sự ra đời của các chuẩn giao tiếp giúp quá trình truyền dữ liệu ở khoảng cách xa trở nên dễ dàng & hiệu quả hơn, điển hình trong số đó phải kể đến LoRaWAN. Vậy LoRaWAN là gì? Mời bạn cùng myrobot.asia tìm hiểu cụ thể hơn trong nội dung bài viết dưới đây.

LoRaWAN là gì?

LoRaWAN (Long Range Wireless Area Network) là 1 kiến trúc hệ thống & giao thức truyền thông trong mạng dựa trên công nghệ LoRa. LoRaWAN hoạt động trong phạm vi không được cấp phép với tần số dưới 1GHz. LoRaWAN được tạo ra với mục đích để phục vụ IoT (Internet of Things) như thông tin liên lạc 2 chiều, di động hay nội địa hóa. 

LoRaWAN là giao thức mạng mở, cung cấp kết nối giữa các cổng mạng diện rộng & các thiết bị IoT ở nút cuối, được tiêu chuẩn hóa & duy trì bởi tổ chức LoRa Alliance. Bên cạnh đó, LoRaWAN còn chịu trách nhiệm quản lý tần số giao tiếp, tốc độ dữ liệu & năng lượng cho tất cả thiết bị trong mạng. 

LoRaWAN là giao thức mạng mở, cung cấp kết nối giữa các cổng mạng diện rộng & các thiết bị IoT
LoRaWAN là giao thức mạng mở, cung cấp kết nối giữa các cổng mạng diện rộng & các thiết bị IoT

LoRa (Long Range Radio) là công nghệ hỗ trợ truyền dữ liệu ở khoảng cách xa, lên đến hàng chục km với mức tiêu thụ năng lượng thấp mà không cần thêm bất kỳ mạch khuếch đại công suất nào. LoRa giúp quá trình truyền – nhận dữ liệu trở nên đơn giản & hiệu quả hơn. Mỗi cổng trên mạng LoRa có khả năng xử lý hàng triệu nút mạng, nhằm giảm thiểu nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng mạng & chi phí triển khai hệ thống mạng LoRa. 

Các thành phần cơ bản của mạng LoRaWAN

Cấu trúc hệ thống mạng LoRaWAN gồm có 5 thành phần cơ bản như sau:

End Devices

Thiết bị cuối (End Devices) là 1 cảm biến hay thiết bị truyền động được kết nối không dây với mạng LoRaWAN qua các gateway sử dụng công nghệ LoRa. End Devices được ứng dụng để ngăn rò rỉ, khóa van nước, khóa cửa,…

Gateway LoRaWAN 

Cổng LoRaWAN (Gateway LoRaWAN) là đầu nối mạng chuyển đổi giao thức truyền thông LoRa thành giao thức IP, TCP & truyền dữ liệu của thiết bị LoRaWAN vào mạng, giảm khả năng lỗi gói cũng như giảm chi phí pin cho các thiết bị cảm biến di động có tính năng xác định vị trí. 

Network Server

Máy chủ mạng (Network Server) có chức năng quản lý toàn bộ hệ thống mạng, điều chỉnh hệ thống & thiết lập kết nối an toàn để truyền tải, kiểm soát dữ liệu. Network Server đảm bảo tính xác thực của tất cả thiết bị cảm biến trên mạng & tính toàn vẹn của các thông báo. 

Các thành phần cơ bản của LoRaWAN
Các thành phần cơ bản của LoRaWAN

Application Server

Máy chủ ứng dụng (Application Server) chịu trách nhiệm xử lý, quản lý & phân tích dữ liệu nhận được từ các cảm biến 1 cách an toàn. Đồng thời, tạo ra một downlink tới các thiết bị đầu cuối. 

Join Server 

Join Server quản lý quá trình kích hoạt cho toàn bộ thiết bị đầu cuối được thêm vào mạng. Join Server chứa thông tin để xử lý các yêu cầu tham gia vào mạng, báo cho Network Server & Application Server nào sẽ được kết nối với thiết bị đầu cuối & thực hiện mã hóa quá trình đó.

So sánh LoRaWAN & LoRa: Sự khác biệt cơ bản 

LoRa là chuẩn tín hiệu hoạt động trên tần số radio

LoRa là 1 chuẩn tín hiệu sử dụng tần số radio, tạo ra 1 kênh truyền thông không dây cho giao tiếp & tiêu thụ năng lượng rất thấp. LoRa được phát triển & sở hữu bởi Semtech – 1 công ty có trụ sở chính tại California. Hiện nay, có rất nhiều tín hiệu tần số vô tuyến, thế nhưng LoRa vẫn nổi tiếng nhờ phạm vi giao tiếp vượt trội, khả năng truyền dữ liệu lớn. Do vậy, LoRa là sự lựa chọn lý tưởng để triển khai các ứng dụng IoT mạnh mẽ trên khu vực rộng lớn. 

LoRa & LoRaWAN
LoRa & LoRaWAN

LoRaWAN kết nối ứng dụng IoT (Internet of Things) với tín hiệu 

LoRaWAN là 1 ứng dụng của IoT (Internet of Things) kết nối với tín hiệu thông qua 1 giao thức mạng, sử dụng chip LoRa để thực hiện quá trình truyền thông. LoRaWAN giúp kiểm soát kiến trúc mạng & các giao thức truyền dữ liệu. Vì vậy, có thể xác định chất lượng dịch vụ tốt hơn, các lỗ hổng bảo mật & loại ứng dụng đang được sử dụng. 

Tóm lại, LoRa & LoRaWAN là 2 công nghệ bổ sung cho nhau. LoRa cung cấp khả năng truyền dữ liệu xa & tiêu thụ điện năng thấp. Ngược lại, LoRaWAN cung cấp các tính năng mạng cần thiết để tạo ra 1 mạng LoRa an toàn & hiệu quả. 

>>> Xem thêm: Mosfet Là Gì? Đặc Điểm, Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Mosfet

Bài viết trên đây là 1 vài tìm hiểu của myrobot.asia về LoRaWAN & sự khác nhau cơ bản giữa công nghệ LoRaWAN & LoRa. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ LoRaWAN là gì, các thành phần cơ bản trong LoRaWan. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi, hãy liên hệ ngay với chúng tôi bằng cách gọi đến số hotline để được hỗ trợ tư vấn & giải đáp chi tiết nhất. Xin cảm ơn!

MYROBOT việt nam

MYROBOT - Chúng tôi là chuyên gia trong mảng sản xuất, cung cấp và phân phối các hệ thống thiết bị robot phục vụ công nghiệp...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Các công cụ truyền thông marketing cần có trong thời đại công nghệ số

Trong thời buổi công nghệ số, các marketer cần nắm vững các công cụ truyền [...]

Cách kiểm tra xuất xứ hàng hóa qua giấy C/O

Khi xuất khẩu hàng hóa từ một quốc gia sang một quốc gia khác đòi [...]

Các trường hợp không chịu thuế xuất nhập khẩu theo quy định pháp luật

Bên cạnh các trường hợp phải nộp thuế xuất nhập khẩu thì pháp luật còn [...]

Tổng quan SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition System)

SCADA là từ viết tắt của cụm từ Supervisory Control and Data Acquisition System. Nghĩa [...]

Mosfet Là Gì? Đặc Điểm, Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Mosfet

Bạn đang trong quá trình tìm hiểu về MOSFET, tuy nhiên vẫn chưa thực sự [...]

MODBUS là gì? Giao thức truyền thông MODBUS RTU, TCP, ASCII

Trong ngành tự động hóa và điều khiển, thuật ngữ “Modbus” thường được đề cập [...]