Các trường hợp không chịu thuế xuất nhập khẩu theo quy định pháp luật

Các trường hợp không chịu thuế xuất nhập khẩu

Bên cạnh các trường hợp phải nộp thuế xuất nhập khẩu thì pháp luật còn quy định các trường hợp không chịu thuế xuất nhập khẩu. Vậy những trường hợp nào không cần phải chịu thuế xuất nhập khẩu? Hãy cùng Myrobot tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Định nghĩa thuế xuất nhập khẩu là gì?

Trước khi tìm hiểu các trường hợp không chịu thuế xuất nhập khẩu hãy cùng tìm hiểu thuế xuất nhập khẩu là gì? 

Thuế xuất nhập khẩu hay được gọi là thuế quan, là loại thuế gián thu được áp đặt vào hàng hóa được xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới quốc gia. Thuế quan bao gồm hai loại chính:thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu. 

Thuế xuất nhập khẩu

Thuế Xuất Khẩu: Đây là loại thuế được áp đặt lên các mặt hàng được xuất khẩu ra nước ngoài. Mục đích của thuế xuất khẩu là để bảo vệ nguồn lực trong nước, kiểm soát việc xuất khẩu các loại hàng hóa nhất định. 

Thuế Nhập Khẩu: Đây là loại thuế được áp đặt lên các mặt hàng được nhập khẩu từ nước ngoài vào lãnh thổ của một quốc gia. Mục đích của thuế nhập khẩu là bảo vệ ngành công nghiệp trong nước, kiểm soát việc nhập khẩu các mặt hàng cụ thể và tạo nguồn thu nhập cho chính phủ. Thuế nhập khẩu làm tăng giá thành của hàng hóa nhập khẩu. Do đó làm giảm sự cạnh tranh của chúng so với hàng hóa sản xuất trong nước.

Vậy các trường hợp không chịu thuế xuất nhập khẩu theo quy định pháp luật

Các quy định cụ thể về những đối tượng và trường hợp được miễn thuế xuất, nhập khẩu tại Điều 5 đến Điều 29 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

  • Các loại hàng hóa xuất nhập khẩu của tổ chức/cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ. Các loại hàng hóa trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất, nhập cảnh. Hay là hàng hóa nhập khẩu bán tại các cửa hàng miễn thuế.
  • Quà tặng, quà biếu trong định mức của tổ chức/cá nhân nước ngoài cho tổ chức/ cá nhân tại Việt Nam hoặc ngược lại.
  • Hàng hóa mua bán qua biên giới của người dân bản địa thuộc Danh Mục hàng hóa và trong định mức để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng.
  • Các mặt hàng được miễn thuế xuất nhập khẩu theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  • Các mặt hàng có trị giá hoặc số tiền thuế phải nộp dưới mức tối thiểu.
  • Hàng hoá là nguyên liệu, vật tư hay là linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu. Sản phẩm hoàn chỉnh được nhập khẩu để gắn vào các sản phẩm gia công hay gia công xuất khẩu.
  • Hàng hóa sản xuất, gia công, lắp ráp hay tái chế tại những khu vực phi thuế quan. Không được sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường ở trong nước.
  • Các loại hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định.
  • Các loại hàng hóa không nhằm Mục đích thương mại: hàng mẫu; ảnh, phim, mô hình thay thế cho hàng mẫu hay là các ấn phẩm quảng cáo số lượng nhỏ.
  • Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho các đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư
  • Các mặt hàng giống vật nuôi; giống cây trồng; phân bón; thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất được, cần thiết nhập khẩu theo quy định của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
  • Nguyên liệu, vật tư, linh kiện được nhập khẩu vào trong nước chưa sản xuất được của dự án đầu tư để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế sẽ ưu tiên cho các nghiên cứu, chế tạo. Sẽ được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất.
  • Loại hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí.
  • Các dự án, cơ sở đóng tàu thuộc danh Mục ngành, nghề ưu đãi theo quy định pháp luật về đầu tư được miễn thuế. Đối với: Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu; Hàng hóa nhập khẩu là thiết bị, máy móc, nguyên liệu, linh kiện, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất và sẽ được phục vụ cho việc đóng tàu; tàu biển xuất khẩu.
  • Các loại máy móc, thiết bị, nguyên liệu, linh kiện,vật tư, phụ tùng, bộ phận nhập khẩu phục vụ hoạt động in, đúc tiền.
  • Các loại hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất sẽ được phục vụ trực tiếp cho các hoạt động sản xuất, sản phẩm công nghệ thông tin, nội dung số hoặc là phần mềm.
  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với mục đích bảo vệ môi trường. 
  • Các loại hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho các công việc giáo dục.
  • Nhập khẩu hàng hoá là các loại máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được, tài liệu, sách báo khoa học. Được chuyên dùng cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, phát triển hoạt động ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, ươm tạo công nghệ, đổi mới công nghệ.
  • Nhập khẩu hàng hoá chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động an ninh, quốc phòng. 
  • Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá để phục vụ bảo đảm an sinh xã hội. Nhằm khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và những trường hợp đặc biệt khác.

Những lợi ích mà việc xuất nhập khẩu mang lại 

Xuất nhập khẩu hàng hóa là một phần quan trọng của hoạt động thương mại quốc tế. Việc xuất nhập khẩu đóng vai trò không thể phủ nhận trong nền kinh tế toàn cầu. 

  • Xuất khẩu cho phép các doanh nghiệp tiếp cận các thị trường mới, phát triển và mở rộng tầm nhìn kinh doanh.
  • Đa dạng hóa nguồn thu nhập và giảm thiểu rủi ro do phụ thuộc vào một thị trường duy nhất.
  • Doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng doanh số bán hàng và doanh thu.
  • Có lợi thế cạnh tranh ở các thị trường quốc tế, giúp thu được lợi nhuận và tăng trưởng nhanh hơn.
  • Giúp xây dựng và tăng cường thương hiệu trên thị trường quốc tế, tạo ra sự nhận biết và tin cậy từ phía khách hàng.
  • Mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp hợp tác và liên kết với các đối tác quốc tế. Từ việc tìm kiếm đối tác sản xuất đến việc phát triển mạng lưới phân phối.

Tại Việt Nam các sản phẩm được xuất khẩu quốc tế. Chẳng hạn như: trái cây, thủy hải sản, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ,…

Tham khảo: Tổng quan SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition System)

Lời kết 

Việc xác định rõ các trường hợp không chịu thuế xuất nhập khẩu là một phần quan trọng của quản lý tài chính và hạch toán thuế cho các cá nhân và doanh nghiệp. Điều này giúp các cá nhân và doanh nghiệp chủ động hơn trong việc quản lý nguồn tiền, hạch toán thuế chính xác và bảo vệ lợi ích của mình.

Trong trường hợp chưa nắm rõ, bạn nên tìm các chuyên gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu để tham khảo thêm ý kiến. Để khi thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu tránh được những  rủi ro, đảm bảo quá trình hoạt động kinh doanh được thuận lợi.

Đừng quên theo dõi và cập nhật bài viết mới mỗi ngày tại Myrobot nhé!

MYROBOT việt nam

MYROBOT - Chúng tôi là chuyên gia trong mảng sản xuất, cung cấp và phân phối các hệ thống thiết bị robot phục vụ công nghiệp...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Các công cụ truyền thông marketing cần có trong thời đại công nghệ số

Trong thời buổi công nghệ số, các marketer cần nắm vững các công cụ truyền [...]

Cách kiểm tra xuất xứ hàng hóa qua giấy C/O

Khi xuất khẩu hàng hóa từ một quốc gia sang một quốc gia khác đòi [...]

LoRaWAN Là Gì? So Sánh LoRaWan Và LoRa: Điểm Khác Biệt Cơ Bản Nhất

Trong kỷ nguyên của công nghệ hiện đại, mô hình IoT (Internet of Things) có [...]

Tổng quan SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition System)

SCADA là từ viết tắt của cụm từ Supervisory Control and Data Acquisition System. Nghĩa [...]

Mosfet Là Gì? Đặc Điểm, Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Mosfet

Bạn đang trong quá trình tìm hiểu về MOSFET, tuy nhiên vẫn chưa thực sự [...]

MODBUS là gì? Giao thức truyền thông MODBUS RTU, TCP, ASCII

Trong ngành tự động hóa và điều khiển, thuật ngữ “Modbus” thường được đề cập [...]