Khi xuất khẩu hàng hóa từ một quốc gia sang một quốc gia khác đòi hỏi giấy tờ, thủ tục hơn. Và Giấy Chứng nhận Xuất xứ C/O là một trong những tài liệu cần phải có trong các thủ tục xuất nhập khẩu. Vậy cách kiểm tra xuất xứ hàng hóa qua giấy C/O như thế nào là đúng? Hãy cùng Myrobot tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Khái niệm về giấy chứng nhận xuất xứ C/O là gì?
Giấy Chứng nhận Xuất xứ C/O, hay còn được gọi là Certificate of Origin. Là một tài liệu trong thương mại quốc tế được sử dụng để xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền ở quốc gia xuất khẩu, C/O được yêu cầu cho tất cả các loại hàng hóa được xuất khẩu từ quốc gia đó.
Đối với quốc gia nhập khẩu, Giấy Chứng nhận Xuất xứ là một phần không thể thiếu của thủ tục hải quan. Và có thể là điều kiện để hưởng một số ưu đãi thuế hoặc các chính sách thương mại khác. Quy tắc và quy định về C/O phải tuân theo cả ở cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Đồng thời phải tuân thủ các quy định quốc tế về xuất xứ hàng hóa.
Phân loại giấy chứng nhận C/O mà bạn nên biết
Giấy C/O được phân làm 2 loại chính:
- Chứng nhận C/O không ưu đãi là C/O bình thường có chức năng xác nhận nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa từ một nước nào đó.
- Chứng nhận C/O ưu đãi: là C/O cho phép sản phẩm được cắt giảm hoặc miễn thuế khi xuất nhập khẩu sang các nước áp dụng.
Theo danh sách của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (viết tắt UNCTAD). Việt Nam là quốc gia không nằm trong danh sách các nước được hưởng ưu đãi GSP của Estonia, Australia và Mỹ.
Cách kiểm tra xuất xứ hàng hóa qua giấy C/O hợp lệ là như thế nào?
Kiểm tra hình thức bên ngoài của giấy C/O:
- Yêu cầu chứng nhận giấy C/O phải có dòng chữ FORM D/FORM E/FORMS/FORM AK/FORM AJ,…
- Kiểm tra số tham chiếu của mỗi C/O là duy nhất.
- Các tiêu chí trên chứng nhận C/O phải được điền đầy đủ dựa theo quy định.
- Các yếu tố: Kích thước, màu sắc, ngôn ngữ và mặt sau của chứng nhận C/O. Cần phải tuân thủ quy định của các Hiệp định và các văn bản pháp luật có liên quan.
Kiểm tra các nội dung chi tiết trên giấy C/O:
Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của nước xuất khẩu:
- Chữ ký của người cấp chứng nhận C/O phải thuộc danh sách chữ ký của Phòng cấp C/O và được Tổng cục Hải quan thông báo.
- Mẫu chữ ký của người có thẩm quyền cấp C/O phải còn thời hạn hiệu lực.
Các thông tin khác trên C/O:
- Tên nhà nhập khẩu trên C/O phải trùng/phù hợp với tên nhà nhập khẩu trên tờ khai hải quan.
- Mô tả hàng hóa trên C/O phải khớp với hàng hóa được khai báo trong tờ khai hải quan và các chứng từ khác.
- Mã HS trên C/O: Nếu có sự khác biệt về phân loại mã số HS giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu nhưng không làm thay đổi bản chất xuất xứ hàng hóa, thì có thể xem xét chấp nhận.
- Kiểm tra tiêu chí xuất xứ của hàng hóa trên C/O: Xác minh cách ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa trên C/O phải tuân thủ các Quy tắc xuất xứ thực hiện theo các Hiệp định thương mại tự do do Bộ Công Thương ban hành và phần hướng dẫn ở mặt sau C/O.
Tham khảo một số mẫu C/O phổ biến tại Việt Nam
Chứng nhận C/O được cấp tuân theo những quy định và điều kiện xuất khẩu tại mỗi nước khác nhau, nên có khá nhiều loại. Cụ thể:
- C/O form A: hàng xuất khẩu đi các nước cho hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.
- C/O form B: hàng hóa xuất khẩu đi tất cả các nước, không có ưu đãi đi kèm.
- C/O form D: hàng xuất khẩu các nước trong khối ASEAN.
- C/O form E: hàng xuất khẩu sang Trung Quốc hay ngược lại. Và các nước trong khối ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc.
- C/O form AK: hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc hay ngược lại. Và các nước trong khối ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Hàn Quốc.
- C/O form AJ: hàng xuất khẩu sang Nhật Bản hay ngược lại. Và các nước trong khối ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Nhật Bản.
- C/O form VJ: thường giao dịch trong thương mại giữa Việt nam – Nhật Bản.
- C/O form AI: hàng xuất khẩu sang Ấn Độ hoặc ngược lại. Và các nước trong khối ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Ấn Độ.
- C/O form VC: các mặt hàng xuất khẩu sang Chile thuộc diện hưởng những ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Chile.
- C/O form S: các mặt hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng những ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Lào.
Cơ quan nào cung cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O?
Bộ Công Thương là cơ quan có thẩm quyền cao nhất cấp Giấy Chứng nhận Xuất xứ (C/O). Tuy nhiên ngoài Bộ Công Thương, tùy vào loại chứng nhận C/O mà bạn có thể đến xin ở các cơ quan hoặc tổ chức được Bộ này ủy quyền:
- VCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam): Cấp C/O form A, B và một số loại khác.
- Một số Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương: Cấp C/O form D, E, AK và các loại khác.
- Các Ban quản lý Khu công nghiệp – Khu chế xuất được Bộ Công Thương ủy quyền: Cung cấp C/O form D, E, AK và các loại khác.
Tham khảo: Các trường hợp không chịu thuế xuất nhập khẩu theo quy định pháp luật
Lời kết
Việc biết cách kiểm tra xuất xứ hàng hóa qua giấy C/O giúp giảm thiểu rủi ro pháp lý và hạn chế các vấn đề liên quan đến hải quan và thương mại quốc tế. Đồng thời giúp doanh nghiệp hưởng được các ưu đãi thuế và chính sách thương mại khác từ các quốc gia nhập khẩu.
Hy vọng bài viết này của Myrobot đã cung cấp cho bạn đọc kiến thức cần thiết để biết cách kiểm tra xuất xứ hàng hóa qua C/O. Việc này không chỉ là một phần quan trọng của quy trình xuất khẩu mà còn giúp doanh nghiệp hiểu rõ về các quy định và quy trình pháp lý liên quan đến thương mại quốc tế. Bằng cách nắm vững và áp dụng đúng cách, bạn sẽ có thể tối ưu hóa quy trình xuất khẩu, đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ các quy định, từ đó tạo ra cơ hội kinh doanh lớn hơn và phát triển bền vững trên thị trường quốc tế. Đừng quên theo dõi và cập nhật bài viết mới mỗi ngày tại website Myrobot nhé!
MYROBOT - Chúng tôi là chuyên gia trong mảng sản xuất, cung cấp và phân phối các hệ thống thiết bị robot phục vụ công nghiệp...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Quy định mới nhất về thuế thu nhập cá nhân mà bạn nên biết
Luật thuế thu nhập cá nhân luôn có những điều chỉnh để phù hợp với [...]
Th9
Báo cáo thuế là gì? Để lập báo cáo thuế cần những gì?
Báo cáo thuế đã rất quen thuộc với mọi doanh nghiệp, có nghĩa vụ pháp [...]
Th9
Lợi ích khi tích hợp CRM vào call center là gì?
Xu hướng hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đang đẩy mạnh dịch vụ chăm [...]
Th9
Công nợ là gì? Cách quản lý công nợ hiệu quả cho doanh nghiệp
Trong quá trình kinh doanh, việc quản lý tốt công nợ là một trong những [...]
Th8
Date sản phẩm là gì? Mẹo theo dõi date sản phẩm chuẩn xác
Khi mua sắm các sản phẩm thuộc các ngành hàng như mỹ phẩm, dược phẩm, [...]
Th8
Kỹ năng đàm phán trong kinh doanh là gì? Cách để đàm phán thành công
Không chỉ là một kỹ năng thiết yếu trong công việc cũng như trong cuộc [...]
Th7