Các công cụ truyền thông marketing cần có trong thời đại công nghệ số

Các công cụ truyền thông marketing cần có trong thời đại công nghệ số

Trong thời buổi công nghệ số, các marketer cần nắm vững các công cụ truyền thông marketing. Nhằm nâng cao hiệu quả và thành công trong lĩnh vực tiếp thị. Hãy cùng Myrobot điểm danh các công cụ truyền thông marketing cần có hiện nay. 

Các marketer cần nắm vững các công cụ truyền thông marketing nào?

Loại hình thức Marketing trực tiếp (Direct Marketing)

Sự liên kết trực tiếp với từng cá nhân người mua tiềm năng nhằm đẩy mạnh những phản ứng đáp lại ngay lập tức. Và duy trì mối quan hệ bền vững với người mua qua nhiều hình thức. Như: thư trực tiếp (Direct Mail), email marketing, bán hàng qua điện thoại (Telemarketing), voucher giảm giá, marketing tận nhà, bán hàng trực tiếp (Direct selling), chiến dịch tích hợp,…

Với công cụ này người mua được phép đánh giá, tương tác và giải đáp mọi thắc mắc một cách nhanh chóng. Điểm nổi bật là dễ xác định, tiếp cận người mua tiềm năng, thống kê hiệu suất của kế hoạch,…Hình thức tiếp thị này phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ chào sản phẩm/dịch vụ qua catalog. 

Loại hình thức Marketing tại điểm bán (Trade Marketing)

Marketing tại điểm bán

Đối với hình thức marketing này, doanh nghiệp sẽ mang sản phẩm trực tiếp đến tay người mua tại các cửa hàng. Với mô hình marketing này phù hợp với các doanh nghiệp bán lẻ và sản xuất. Để áp dụng hình thức này doanh nghiệp cần xây dựng một đội ngũ nhân viên có khả năng giao tiếp và dẫn dắt khách hàng tốt. 

Ưu điểm của marketing tại điểm bán là đánh thẳng trực tiếp vào quyết định mua hàng của người mua. Nhằm giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu một cách hiệu quả.

Loại hình thức Marketing trên các trang mạng xã hội (Social Media Marketing)

Social media marketing

Mạng xã hội là một công cụ digital marketing kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng trong thời đại số hóa. Với các ông lớn như Facebook, Instagram, Tik Tok, Linkedin, Twitter,…mỗi ngày có hàng triệu người truy cập vào các ứng dụng này. Vì thế đây là những mảnh đất màu mỡ để triển khai marketing. 

Điểm chung của các việc Social Media Marketing đều có các tính năng như feedback, comment, vote,…Với mục đích marketing, bán hàng trực tuyến, PR hay là giải đáp thắc mắc của người mua.

Loại hình thức Quảng cáo (Advertising)

Trong marketing không thể không kể đến hình thức quảng cáo. Có rất nhiều hình thức quảng cáo như: TVC, quảng cáo qua đài truyền hình, quảng cáo ngoài trời (billboard),… Việc hiển thị lặp đi lặp lại các nội dung trên các phương tiện truyền thông này. Đưa thông tin, hình ảnh và thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi đến người mua. Thúc đẩy người mua thực hiện hành vi mua sắm ngay lập tức.

Hình thức quảng cáo

Loại hình thức quan hệ công chúng (Public Relations)

PR (Public Relations) là một chiến lược tiếp thị và truyền thông của một doanh nghiệp. Các hoạt động PR nhắm đến việc xây dựng và quản lý mối quan hệ với các đối tượng công chúng như khách hàng, cộng đồng, cơ quan truyền thông và các bên liên quan khác.

Doanh nghiệp nên xây dựng một đội ngũ chuyên chịu trách nhiệm về việc lên kế hoạch và triển khai. Cụ thể như: tổ chức sự kiện, phát hành thông cáo báo chí, xây dựng mối quan hệ với các phóng viên, biên tập viên và nhà báo, tạo hình ảnh thương hiệu, xử lý khủng hoảng.

Marketing quan hệ công chúng

Loại hình thức Bán hàng cá nhân (Personal Selling)

Đây là các hoạt động bán hàng thông qua nhân viên, các nhân viên bán hàng sẽ giới thiệu sản phẩm/dịch vụ đến trực tiếp với người mua. Điều này giúp dễ dàng nắm bắt được nhu cầu và tâm lý mua hàng của người mua. Thông qua đó linh hoạt cung cấp đến cho người mua những sản phẩm phù hợp với nhu cầu.

Điều này cho thấy nhân viên bán hàng chính là một trong những nhân tố quan trọng đối với doanh nghiệp. Yếu tố của một nhân viên bán hàng giỏi là có kiến thức về sản phẩm, kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao tiếp, làm hài lòng khách hàng trong bất cứ hoàn cảnh nào. Hầu hết các nhân viên khi mới vào làm sẽ được doanh nghiệp training bài bản để phục vụ cho quá trình làm việc tốt hơn. 

Tham khảo: Cách kiểm tra xuất xứ hàng hóa qua giấy C/O

Mục đích sử dụng các công cụ truyền thông marketing là gì?

Việc sử dụng các công cụ truyền thông marketing giúp doanh nghiệp xây dựng và tăng cường nhận thức về thương hiệu trong tâm trí người mua. 

Bằng cách sử dụng các công cụ này để quảng cáo sản phẩm/dịch vụ góp phần tăng cơ hội bán hàng và đẩy mạnh doanh thu.

Hình thức marketing trên các trang social media, email marketing giúp tiết kiệm chi phí đáng kể cho các doanh nghiệp. Khoản chi phí được tiết kiệm đó doanh nghiệp sẽ tập trung vào những vấn đề như chăm sóc khách hàng, tối ưu phí sản phẩm/dịch vụ,…Từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ trên thị trường.

Đồng thời các công cụ truyền thông gửi nội dung và thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến người mua nhanh chóng và không giới hạn vị trí địa lý. 

Với sự phát triển công nghệ internet đã mở ra một Thế Giới mới cho các công cụ truyền thông marketing. Song song với hình thức truyền thông marketing truyền thống như: truyền hình, radio, báo giấy hay tạp chí. Hiện nay, một loạt các công cụ truyền thông digital được sử dụng để tiếp cận và tương tác với khách hàng một cách hiệu quả hơn. Các công cụ truyền thông marketing đang dần được mở rộng và cạnh tranh khốc liệt hơn giữa các doanh nghiệp hiện nay. 

Cảm ơn bạn đọc đã xem hết bài viết, đừng quên truy cập trang web Myrobot để tìm hiểu các nội dung mới mỗi ngày. 

MYROBOT việt nam

MYROBOT - Chúng tôi là chuyên gia trong mảng sản xuất, cung cấp và phân phối các hệ thống thiết bị robot phục vụ công nghiệp...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Tên miền là gì? Hướng dẫn cách chọn tên miền phù hợp cho doanh nghiệp

Để website có lượng đông đảo khách hàng truy cập mỗi ngày và hoạt động [...]

Cách kiểm tra xuất xứ hàng hóa qua giấy C/O

Khi xuất khẩu hàng hóa từ một quốc gia sang một quốc gia khác đòi [...]

Các trường hợp không chịu thuế xuất nhập khẩu theo quy định pháp luật

Bên cạnh các trường hợp phải nộp thuế xuất nhập khẩu thì pháp luật còn [...]

LoRaWAN Là Gì? So Sánh LoRaWan Và LoRa: Điểm Khác Biệt Cơ Bản Nhất

Trong kỷ nguyên của công nghệ hiện đại, mô hình IoT (Internet of Things) có [...]

Tổng quan SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition System)

SCADA là từ viết tắt của cụm từ Supervisory Control and Data Acquisition System. Nghĩa [...]

Mosfet Là Gì? Đặc Điểm, Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Mosfet

Bạn đang trong quá trình tìm hiểu về MOSFET, tuy nhiên vẫn chưa thực sự [...]