Van bi điều khiển điện được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng công nghiệp và tự động hóa. Tuy nhiên, cũng như mọi sản phẩm công nghiệp khác. Thiết bị này cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Hãy cùng Myrobot tìm hiểu rõ vấn đề này của thiết bị van bi điều khiển điện trong bài viết sau đây nhé. Bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về lợi ích và hạn chế khi sử dụng sản phẩm trong từng ứng dụng cụ thể.
Tìm hiểu các ưu và nhược điểm van bi điều khiển điện
Các ưu điểm của van bi điều khiển điện
- Đầu tiên, việc sử dụng van bi điện đã thay thế thao tác đóng/mở van thủ công như trước kia. Loại van này cho phép các hoạt động đóng/mở van hoàn toàn tự động.
- Với thiết kế đơn giản nên việc lắp đặt, sửa chữa, bảo trì và thay thế mới rất dễ dàng.
- Có nhiều kích cỡ đa dạng từ DN15 – DN500 phù hợp với các loại đường ống lớn nhỏ khác nhau.
- Quá trình vận hành van đóng/mở sử dụng nguồn điện áp đa dạng 24VDC, 220V, 110V, 380V.
- Có nhiều kiểu kết nối đường ống là lắp ren, mặt bích, hàn, rắc co hay là clamp…
- Khi dòng chảy lưu chất đi qua thân van không bị giảm bởi viên bi van nằm ngoài dòng chảy.
- Việc kiểm soát, điều tiết dòng chảy của các lưu chất rất tốt và chính xác. Hoàn toàn đóng/mở bất kỳ điểm nào ở giữa.
- Khả năng chặn dòng chảy hoàn toàn khi cần thiết, đảm bảo an toàn cho quy trình và hệ thống.
- Đạt chuẩn IP67 chống bám bụi, kháng nước, chống rò rỉ rất tốt.
- Ứng dụng tốt trong các môi trường chất lỏng, khí nén, hơi nóng, xăng dầu, hóa chất…
Các nhược điểm của van bi điều khiển điện
- Ngoài những ưu điểm nổi bật ở trên, song song đó vẫn còn một số nhược điểm của bộ van bi điều khiển điện cần lưu ý.
- Nếu như trong quá trình sử dụng mất điện đột ngột, phải thực hiện thao tác bằng tay.
- Khi hoạt động bi trượt trực tiếp lên gioăng nên rất dễ gây ra hiện tượng hở van. Ma sát giữa bi và gioăng nên lực tác động để vận hành là tương đối lớn. Chính vì thế thiết bị này không phù hợp với các hệ thống thường xuyên phải đóng mở. Hay các ứng dụng đòi hỏi loại van có kích thước lớn.
Cách phân loại các van bi điều khiển điện
Van bi điều khiển điện chế tạo từ nhiều loại chất liệu khác nhau
Đây là các loại van được chế tạo bằng các vật liệu như inox, gang, thép không gỉ, đồng,… Chẳng hạn:
- Van bi inox (thường là inox 304, inox 316… ) đây là loại vật liệu cao cấp nhất. Có khả năng chống chịu được áp lực lớn và nhiệt độ cao, không bị ăn mòn hay oxy hóa. Chính vì thế nó luôn giữ được tính thẩm mỹ cao.
- Van bi gang đây là loại van khá bền, hoạt động mạnh mẽ trong nhiều điều kiện môi trường. Có giá thành cũng tương đối rẻ, phù hợp sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Van bi thép có độ cứng cao và khả năng chịu nhiệt vượt trội. Nhược điểm là tính năng chống ăn mòn và oxy hóa kém hơn inox.
- Van bi đồng đây là loại van bi thường được sử dụng cho các hệ thống quy mô nhỏ. Phù hợp trong các điều kiện môi trường không quá khắc nghiệt.
Van bi điều khiển điện dựa theo phương thức kết nối
Van bi kết nối mặt bích:
Là phương thức kết nối phù hợp với các đường ống có kích thước lớn hơn DN50 nên rất được ưa chuộng. Sẽ thiết kế các loại mặt bích theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau như JIS, DIN, ANSI, BS… Và với nhiều độ dày khác nhau. Nên khi lắp đặt, người vận hành cần chọn mặt bích của van tương ứng với mặt bích của đường ống. Kiểu kết nối này rất dễ tháo lắp, ai cũng thực hiện được nên rất thích hợp với các ứng dụng vệ sinh, bảo trì thường xuyên .
Van bi kết nối ren:
Với phương thức này việc kết nối được sử dụng cho rất nhiều các loại thiết bị, phụ kiện. Người lắp đặt chỉ cần vặn siết các vòng ren của van vào các vòng ren của đường ống sao cho thật chặt và chắc chắn là đã hoàn thành. Loại kết nối này phù hợp với các đường ống có kích thước nhỏ dưới DN50.
Van bi điều khiển điện dựa theo dòng chảy của lưu chất
Van bi 2 ngã sẽ có thiết kế gồm 2 đầu. Gồm: 1 đầu để lưu chất đi vào và 1 đầu để lưu chất đi ra. Có chức năng kết nối và vận chuyển các lưu chất theo một chiều thẳng.
Van bi 3 ngã có thiết kế với 3 đầu thông nhau. Điều này, cho phép lưu chất có thể rẻ hướng trong quá trình vận chuyển. Tại vị trí ngã 3 sẽ lắp đặt và kết nối các đường ống và van bi.
Van bi điều khiển điện dựa theo kiểu đóng mở
Van ON/OFF:
Đây là loại van thường dùng để thực hiện chế độ đóng, mở van hoàn toàn. Có nghĩa: khi ở chế độ ON, van sẽ mở hết cỡ. Còn khi ở chế độ OFF, van sẽ đóng hết cỡ. Sử dụng cho các hệ thống chảy thẳng, không thích hợp cho vai trò điều tiết.
Van tuyến tính:
Loại van này sẽ mở được chế độ là on/off và chế độ tuyến tính. Có thể đóng mở hết cỡ để lưu chất đi qua van dễ dàng. Cũng có thể mở van theo một góc nào đó bất kì để điều chỉnh lưu lượng dòng chảy của lưu chất đi qua van nhiều hay ít.
Lời kết
Loại van bi điều khiển điện có khả năng đóng mở tự động. Đã mang lại nhiều lợi ích cho người dùng. Góp phần nâng cao năng suất làm việc, an toàn cho người sử dụng. Thiết bị này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, công nghiệp khai thác khoáng sản,…
Trong bài viết này Myrobot đã nêu rõ thông tin chi tiết về ưu và nhược điểm van bi điều khiển điện. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin các bạn liên hệ Myrobot qua số hotline nhé!
MYROBOT - Chúng tôi là chuyên gia trong mảng sản xuất, cung cấp và phân phối các hệ thống thiết bị robot phục vụ công nghiệp...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Máy Tính Công Nghiệp Là Gì? Nơi Bán Máy Tính Công Nghiệp Uy Tín Tại TPHCM
Có thể nói, máy tính công nghiệp là một trong những thiết bị có vai [...]
Th9
Lợi ích khi tích hợp CRM vào call center là gì?
Xu hướng hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đang đẩy mạnh dịch vụ chăm [...]
Th9
Giải Đáp: Làm Thế Nào Để Lựa Chọn Bộ Ghi Dữ Liệu Nhiệt Độ Và Độ Ẩm Tốt Nhất?
Bộ ghi dữ liệu nhiệt độ & độ ẩm đóng vai trò quan trọng trong [...]
Th9
Công nợ là gì? Cách quản lý công nợ hiệu quả cho doanh nghiệp
Trong quá trình kinh doanh, việc quản lý tốt công nợ là một trong những [...]
Th8
PC Công Nghiệp Hỗ Trợ AI Là Gì? Đặc Điểm Nổi Bật Và Các Ứng Dụng
PC công nghiệp hỗ trợ AI là gì? Tại sao PC công nghiệp hỗ trợ [...]
Th8
Date sản phẩm là gì? Mẹo theo dõi date sản phẩm chuẩn xác
Khi mua sắm các sản phẩm thuộc các ngành hàng như mỹ phẩm, dược phẩm, [...]
Th8