Giao Thức Mạng Là Gì? Tổng Hợp Các Loại Giao Thức Mạng Phổ Biến Hiện Nay

Giao thức mạng là gì

Đối với bất kỳ mô hình hay hệ thống nào, dù quy mô nhỏ hay lớn đều cần phải có những hệ quy tắc riêng, giúp quá trình hoạt động diễn ra suôn sẻ. Hệ thống mạng cũng vậy, nhờ có các giao thức quy chuẩn mà mạng internet chúng ta đang sử dụng hàng ngày mới có thể vận hành chính xác. Vậy giao thức mạng là gì? Giao thức mạng có những loại nào? Tất cả sẽ được myrobot.asia giải đáp đầy đủ trong nội dung bài viết dưới đây. 

Giao thức mạng là gì?

Giao thức mạng (Protocol) còn được gọi là giao thức truyền thông (Communication Protocol) là 1 tập hợp các quy tắc & thỏa thuận được sử dụng trong các tình huống giao tiếp hoặc trao đổi thông tin giữa các hệ thống, ứng dụng hoặc thiết bị khác nhau. 

Giao thức mạng cung cấp 1 hướng dẫn cho việc xử lý thông tin & trao đổi dữ liệu giữa các bên, nhằm đảm bảo tính đúng đắn, hiệu quả & bảo mật trong suốt quá trình truyền tải. Các giao thức mạng hoạt động dựa trên các lớp của mô hình OSI & mô hình TCP/IP. Mỗi lớp trong mô hình đóng 1 vai trò khác nhau trong quá trình truyền thông & chịu trách nhiệm cho 1 phần cụ thể của quá trình. 

Giao thức mạng là tập hợp các quy tắc & thỏa thuận được sử dụng trong các tình huống giao tiếp hoặc trao đổi thông tin
Giao thức mạng là tập hợp các quy tắc & thỏa thuận được sử dụng trong các tình huống giao tiếp hoặc trao đổi thông tin

Tổng hợp các loại giao thức mạng phổ biến hiện nay 

Giao thức TCP

TCP (Transmission Control Protocol, tạm dịch: giao thức điều khiển truyền tải) là 1 giao thức đáng tin cậy & toàn diện, thường được sử dụng để truyền tải các gói tin dữ liệu giữa các thiết bị trên môi trường internet. TCP cung cấp tính năng điều khiển lỗi, bảo mật, truyền tải dữ liệu theo tình tự & đồng bộ hóa. Đảm bảo các gói tin được gửi từ nguồn sẽ đến đích theo đúng trình tự, mà không lo bị mất hoặc xảy ra tình trạng bị trùng lặp. 

Giao thức TCP/IP
Giao thức TCP/IP

Giao thức IP

IP (Internet Protocol, tạm dịch: giao thức internet) là 1 trong những giao thức cơ bản trong mạng internet. Là giao thức truyền tải không đáng tin cậy, chịu trách nhiệm định tuyến các gói tin dữ liệu từ nguồn đến đích trên mạng. IP sử dụng địa chỉ IP để có thể xác định vị trí của các thiết bị trên mạng. Mỗi thiết bị trên mạng sẽ có 1 địa chỉ IP riêng, địa chỉ IP cho phép các gói tin dữ liệu được định tuyến đến thiết bị đích trên mạng internet. 

IP là 1 phần quan trọng trong giao thức TCP/IP, cung cấp các tính năng định tuyến & truyền tải dữ liệu cho các ứng dụng trên mạng internet. 

Giao thức HTTP 

HTTP (Hypertext Transfer Protocol, tạm dịch: giao thức truyền tải siêu văn bản) là 1 trong những giao thức quan trọng nhất trong World Wide Web. HTTP được dùng để truyền tải các tài liệu siêu văn bản như HTML, JavaScript, CSS giữa các máy chủ web & trình duyệt web của người dùng. 

Giao thức HTTP
Giao thức HTTP

HTTP sử dụng các phương thức HTTP như POST, PUT, GET, DELETE để chỉ định các hoạt động được thực hiện trên tài nguyên được yêu cầu. Ngoài ra, HTTP còn hỗ trợ các mã trạng thái HTTP để thông báo về kết quả của yêu cầu, ví dụ như mã trạng thái 404 Not Found, 200 OK, 500 Internal Server Error,…

Giao thức SMTP

SMTP (Simple Mail Transfer Protocol, tạm dịch: giao thức truyền tải thư đơn giản) là giao thức được sử dụng để truyền tải email giữa các máy chủ thư điện tử trên mạng internet. SMTP sử dụng mô hình yêu cầu – phản hồi, khi người dùng muốn gửi 1 email, trình duyệt sẽ gửi email đó đến máy chủ thư điện tử của người dùng. Hiện nay, SMTP sử dụng cổng 25 hoặc 587 để thực hiện quá trình truyền tải email giữa các máy chủ thư điện tử. 

Giao thức FTP

FTP (File Transfer Protocol, tạm dịch: giao thức truyền tải tập tin) là giao thức cơ bản trong quá trình truyền tải tập tin trên mạng internet. FTP thường được sử dụng để truyền tải tập tin giữa các máy chủ & trình duyệt của người dùng. 

FTP sử dụng cổng 21 để kết nối giữa trình duyệt & máy chủ, sử dụng cổng 20 để truyền tải dữ liệu giữa 2 bên. 

Giao thức FTP
Giao thức FTP

Giao thức SSH 

SSH (Secure Shell) là 1 giao thức mạng được sử dụng với mục đích thiết lập kết nối an toàn đến các thiết bị từ xa. SSH cung cấp khả năng mã hóa dữ liệu, bảo vệ thông tin đăng nhập & các hoạt động của người dùng khỏi các cuộc tấn công, mối đe dọa bảo mật trên mạng internet. 

SSH được sử dụng phổ biến trong môi trường máy chủ & hệ thống mạng lớn để thiết lập kết nối an toàn & thực hiện truyền tải dữ liệu. Không chỉ vậy, SSH còn được sử dụng để truy cập vào các thiết bị mạng như switch, router, firewall,… 

Giao thức Telnet 

Telnet hiện là giao thức mạng được sử dụng để thiết lập kết nối đến 1 thiết bị từ xa & điều khiển nó bằng cách gửi các lệnh từ máy tính của người dùng. Giao thức Telnet sử dụng kiểu dữ liệu văn bản thuần túy để thực hiện nhiệm vụ truyền tải các lệnh & dữ liệu giữa máy tính của người dùng & thiết bị từ xa. 

>>> Xem thêm: Chỉ Số IP Là Gì? Tại Sao Chỉ Số IP Quan Trọng Trong Môi Trường Công Nghiệp?

Bài viết trên đây là những kiến thức về giao thức mạng & tổng hợp các loại giao thức mạng phổ biến hiện nay. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan, đừng ngại hãy gọi ngay đến số hotline phòng kinh doanh để được hỗ trợ giải đáp chi tiết. Xin cảm ơn!

MYROBOT việt nam

MYROBOT - Chúng tôi là chuyên gia trong mảng sản xuất, cung cấp và phân phối các hệ thống thiết bị robot phục vụ công nghiệp...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Các công cụ truyền thông marketing cần có trong thời đại công nghệ số

Trong thời buổi công nghệ số, các marketer cần nắm vững các công cụ truyền [...]

Cách kiểm tra xuất xứ hàng hóa qua giấy C/O

Khi xuất khẩu hàng hóa từ một quốc gia sang một quốc gia khác đòi [...]

Các trường hợp không chịu thuế xuất nhập khẩu theo quy định pháp luật

Bên cạnh các trường hợp phải nộp thuế xuất nhập khẩu thì pháp luật còn [...]

LoRaWAN Là Gì? So Sánh LoRaWan Và LoRa: Điểm Khác Biệt Cơ Bản Nhất

Trong kỷ nguyên của công nghệ hiện đại, mô hình IoT (Internet of Things) có [...]

Tổng quan SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition System)

SCADA là từ viết tắt của cụm từ Supervisory Control and Data Acquisition System. Nghĩa [...]

Mosfet Là Gì? Đặc Điểm, Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Mosfet

Bạn đang trong quá trình tìm hiểu về MOSFET, tuy nhiên vẫn chưa thực sự [...]