Tìm Hiểu Serial Port Là Gì? Phân Loại Serial Port Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Serial Port là gì

Trong cuộc sống hiện đại, các cổng kết nối ngày càng được cải tiến & phát triển, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người. Tuy nhiên, các loại cổng kết nối theo thiết kế cũ vẫn được nhiều người lựa chọn sử dụng, điển hình phải kể đến Serial Port. Vậy Serial Port là gì? Nội dung bài viết dưới đây myrobot.asia sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện nhất về cổng nối tiếp (Serial Port) hay còn được gọi là cổng COM. Theo dõi ngay!

Serial Port là gì?

Serial Port (Cổng nối tiếp) là 1 trong những cổng kết nối bên ngoài phổ biến nhất của máy tính, đặc biệt trong những năm trước đây. Serial Port cho phép truyền tải dữ liệu 1 cách tuần tự hóa giữa các thiết bị hỗ trợ. Trong quá trình hoạt động, cổng nối tiếp sẽ lấy 1 byte dữ liệu & truyền 8 bit trong byte 1 lần. Hiện nay các hệ thống mới đang dần loại bỏ hoàn toàn Serial Port để chuyển sang cổng USB, thế nhưng hầu hết các modem vẫn sử dụng cổng nối tiếp. 

Serial Port là cổng kết nối bên ngoài phổ biến nhất của máy tính
Serial Port là cổng kết nối bên ngoài phổ biến nhất của máy tính

Serial Port còn có tên gọi khác là cổng COM (viết tắt của Communication), cho phép giao tiếp 2 chiều giữa 2 thiết bị để truyền & nhận dữ liệu cùng lúc. Các thiết bị sử dụng cổng nối tiếp (Serial Port) sử dụng các đầu kết nối khác nhau, hỗ trợ giao tiếp song công, đồng nghĩa với việc truyền & nhận dữ liệu cùng lúc. 

Nếu các thiết bị sử dụng đầu kết nối giống nhau, quá trình giao tiếp sẽ bị hạn chế ở chế độ bán song công. Nghĩa là dữ liệu chỉ được truyền theo 1 hướng tại 1 thời điểm nhất định. 

Các dạng đầu kết nối của cổng nối tiếp Serial Port

Serial Port có 2 dạng đầu kết nối, 9 chân & 25 chân. Cụ thể từng loại như sau:

Với dạng đầu cắm 9 chân, mỗi chân sẽ đảm nhiệm 1 chức năng riêng:

  • Chân số 1 –  Data Carrier Detect: xác định tình trạng kết nối giữa modem & máy tính xem đã thành công hay chưa 
  • Chân số 2 – Receive Data: máy tính nhận dữ liệu được gửi từ router hoặc modem 
  • Chân số 3 – Transmit Data: máy tính gửi dữ liệu đến các modem 
  • Chân số 4 – Data Terminal Ready: máy tính thông báo cho các modem rằng đã sẵn sàng để giao tiếp 
  • Chân số 5 – Signal Ground: chân nối đất
  • Chân số 6 – Data Set Ready: modem thông báo cho máy tính đã sẵn sàng giao tiếp 
  • Chân số 7 – Request To Send: máy tính truy vấn đến modem có thể gửi dữ liệu được không 
  • Chân số 8 – Clear To Send: modem thông báo đến máy tính có thể gửi thông tin
  • Chân số 9 – Ring Indicator: khi quá trình truyền dữ liệu đã được thực hiện, máy tính sẽ nhận tín hiệu & thông báo được hiển thị 

Với dạng đầu cắm 25 chân:

  • Chân số 1 – Not Used: không được sử dụng
  • Chân số 2 – Transmit Data: máy tính gửi dữ liệu đến các modem 
  • Chân số 3 – Receive Data: máy tính nhận dữ liệu được gửi từ các modem 
  • Chân số 4 – Request To Send: máy tính truy vấn về khả năng gửi dữ liệu của modem 
  • Chân số 5 – Clear To Send: modem thông báo với máy tính về khả năng gửi dữ liệu
  • Chân số 6 – Data Set Ready: modem thông báo đến máy tính đã sẵn sàng giao tiếp 
  • Chân số 7 – Signal Ground: chân nối đất 
  • Chân số 8 – Received Line Signal Detector:  xác định tình trạng kết nối giữa modem & máy tính xem đã thành công hay chưa
  • Chân số 9 – Not Used: Transmit Current Loop Return (+)
  • Chân số 10 – Not Used
  • Chân số 11 – Not Used: Transmit Current Loop Return (-)
  • Chân số 12 – Chân số 17 – Not Used
  • Chân số 18 – Not Used: Receive Current Loop Data (+)
  • Chân số 19 – Not Used
  • Chân số 20 – Data Terminal Ready: máy tính thông báo đến modem đã sẵn sàng giao tiếp 
  • Chân số 21 – Not Used
  • Chân số 22 – Ring Indicator:  khi quá trình truyền dữ liệu đã được thực hiện, máy tính sẽ nhận tín hiệu & thông báo được hiển thị
  • Chân số 23 & Chân số 24 – Not Used
  • Chân số 25 – Not Used: Receive Current Loop Return (-)
Cổng nối tiếp Serial Port 9 chân & 25 chân
Cổng nối tiếp Serial Port 9 chân & 25 chân

Phân loại Serial Port (cổng nối tiếp) phổ biến hiện nay

RS-232 RS-422 RS-485
Số lượng thiết bị hỗ trợ  1 máy phát & 1 máy thu 5 máy phát & 10 máy thu cho 1 máy phát 32 máy phát & 32 máy thu 
Loại giao thức Song công Song công Bán song công
Chiều dài cáp tối đa 15.25m với 19.2Kbps 1220m với 100Kbps 1220m với 100Kbps
Tốc độ truyền dữ liệu tối đa 19.2Kbps cho 15m 10Mbps cho 15m 10Mbps cho 15m
Tín hiệu Không cân bằng Cân bằng Cân bằng
Điện áp đầu vào tối thiểu +/- 3V 0.2V vi sai 0.2V vi sai
Dòng điện đầu ra 500mA 150mA 250mA

Cổng nối tiếp Serial Port & những lợi ích mang lại 

Có thể nói, Serial Port đã dần được thay thế bởi các giao diện kết nối hiện đại khác như USB, Parallel Port bởi tốc độ truyền tải & tính ứng dụng cao hơn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những lợi ích mà cổng nối tiếp (Serial Port) đã mang lại. Cụ thể gồm có: 

Đáng tin cậy & ổn định 

Cổng nối tiếp Serial Port hỗ trợ cơ chế luồng điều khiển, đảm bảo tính ổn định & đáng tin cậy trong quá trình truyền thông giữa các thiết bị.

Tương thích ngược

Cổng nối tiếp có thể tương thích với nhiều giao thức truyền thông khác nhau, ví dụ như RS-232, RS-422, RS-485. Cho phép thiết lập nhiều kết nối giữa các thiết bị ngoại vi & hệ thống.

Khoảng cách truyền dẫn xa

Serial Port có khả năng truyền dữ liệu ở khoảng cách xa hơn so với giao diện cổng USB. Chính vì thế, hiện nay cổng nối tiếp vẫn được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu truyền dẫn dữ liệu từ xa: hệ thống mạng lưới thiết bị mạng doanh nghiệp, hệ thống kiểm soát công nghiệp. 

Cổng nối tiếp mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời
Cổng nối tiếp mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời

Giá thành thấp

Cổng nối tiếp thường có giá thành thấp hơn so với các loại cổng kết nối khác như Ethernet hoặc USB, giúp tiết kiệm chi phí triển khai.

Ứng dụng đặc biệt

Serial Port còn được sử dụng để triển khai các hệ thống điều khiển, hệ thống nhúng & giám sát công nghiệp cùng nhiều ứng dụng mạng khác. 

>>> Xem thêm: Phần Cứng Máy Tính Là Gì? Chi Tiết Về Các Phần Cứng Máy Tính Cơ Bản

Nếu cần thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ giải đáp các câu hỏi liên quan đến cổng nối tiếp Serial Port, đừng ngại hãy gọi ngay đến số hotline myrobot.asia.

MYROBOT việt nam

MYROBOT - Chúng tôi là chuyên gia trong mảng sản xuất, cung cấp và phân phối các hệ thống thiết bị robot phục vụ công nghiệp...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Quy định mới nhất về thuế thu nhập cá nhân mà bạn nên biết

Luật thuế thu nhập cá nhân luôn có những điều chỉnh để phù hợp với [...]

Báo cáo thuế là gì? Để lập báo cáo thuế cần những gì?

Báo cáo thuế đã rất quen thuộc với mọi doanh nghiệp, có nghĩa vụ pháp [...]

Lợi ích khi tích hợp CRM vào call center là gì?

Xu hướng hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đang đẩy mạnh dịch vụ chăm [...]

Công nợ là gì? Cách quản lý công nợ hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong quá trình kinh doanh, việc quản lý tốt công nợ là một trong những [...]

Date sản phẩm là gì? Mẹo theo dõi date sản phẩm chuẩn xác

Khi mua sắm các sản phẩm thuộc các ngành hàng như mỹ phẩm, dược phẩm, [...]

Kỹ năng đàm phán trong kinh doanh là gì? Cách để đàm phán thành công

Không chỉ là một kỹ năng thiết yếu trong công việc cũng như trong cuộc [...]