Xã hội phát triển, nhu cầu mua sắm, yêu cầu về chất lượng sản phẩm/dịch vụ của con người ngày càng tăng cao. Do vậy việc đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất là yếu tố then chốt quyết định đến sự thành công và sự tồn tại của 1 doanh nghiệp. Quản lý chất lượng sản xuất đảm bảo từng sản phẩm được tạo ra đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, đồng thời tối ưu hóa hiệu suất sản xuất nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí nhân công. Hôm nay, hãy cùng Myrobot tìm hiểu kỹ hơn về quản lý chất lượng sản xuất và lợi ích nó mang lại.
Khái niệm quản lý chất lượng sản xuất là gì?
Có thể hiểu quản lý sản xuất là quá trình theo dõi & kiểm soát chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất để đảm bảo sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng và mong đợi của khách hàng.
Mục tiêu quan trọng nhất của quản lý chất lượng sản xuất là đảm bảo sản phẩm được sản xuất đạt chất lượng cao, không có lỗi, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật, quy định về an toàn trong sản xuất và các tiêu chuẩn đã đặt ra.
Quản lý chất lượng sản xuất giúp giảm thiểu lỗi trong sản xuất, tăng độ tin cậy, uy tín cho doanh nghiệp và sự hài lòng của khách hàng.
Quản lý chất lượng sản xuất mang đến những lợi ích gì?
Việc áp dụng và thực hiện kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất mang đến nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. Cụ thể:
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Thông qua việc kiểm soát chất lượng, doanh nghiệp có thể đảm bảo sản phẩm của mình đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng (ví dụ như không có lỗi)
- Tối ưu hóa hiệu suất sản xuất: Việc quản lý chất lượng giúp theo dõi, phát hiện và kịp thời khắc phục sự cố trong sản xuất. Điều này giúp giảm thiểu lỗi, thời gian chết và lãng phí tài nguyên, góp phần nâng cao hiệu suất sản xuất
- Tăng độ uy tín cho doanh nghiệp/thương hiệu: Một hệ thống quản lý chất lượng sản xuất đáng tin cậy không chỉ giúp xây dựng tên tuổi, độ uy tín cho doanh nghiệp mà còn giúp khách hàng yên tâm về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp
Cần làm gì để cải thiện chất lượng sản xuất?
- Thiết lập tiêu chuẩn chất lượng: Bộ phận quản lý có nhiệm vụ thiết lập tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm. Việc này bao gồm: xác định các yêu cầu về kỹ thuật, quy định và tiêu chuẩn mà sản phẩm cần đạt được
- Xây dựng quy trình quản lý chất lượng sản xuất: Bộ phận giám sát đảm nhận vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng. Quy trình quản lý chất lượng sản xuất đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đã được đề ra
Qua những nội dung vừa được đề cập đến trong bài viết, chúng tôi rất hy vọng sẽ mang đến cho bạn một nguồn thông tin hữu ích và giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của quản lý chất lượng sản xuất. Mọi thắc mắc, câu hỏi cần hỗ trợ giải đáp, xin vui lòng gọi đến số hotline.
MYROBOT - Chúng tôi là chuyên gia trong mảng sản xuất, cung cấp và phân phối các hệ thống thiết bị robot phục vụ công nghiệp...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Quy định mới nhất về thuế thu nhập cá nhân mà bạn nên biết
Luật thuế thu nhập cá nhân luôn có những điều chỉnh để phù hợp với [...]
Th9
Báo cáo thuế là gì? Để lập báo cáo thuế cần những gì?
Báo cáo thuế đã rất quen thuộc với mọi doanh nghiệp, có nghĩa vụ pháp [...]
Th9
Lợi ích khi tích hợp CRM vào call center là gì?
Xu hướng hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đang đẩy mạnh dịch vụ chăm [...]
Th9
Công nợ là gì? Cách quản lý công nợ hiệu quả cho doanh nghiệp
Trong quá trình kinh doanh, việc quản lý tốt công nợ là một trong những [...]
Th8
Date sản phẩm là gì? Mẹo theo dõi date sản phẩm chuẩn xác
Khi mua sắm các sản phẩm thuộc các ngành hàng như mỹ phẩm, dược phẩm, [...]
Th8
Kỹ năng đàm phán trong kinh doanh là gì? Cách để đàm phán thành công
Không chỉ là một kỹ năng thiết yếu trong công việc cũng như trong cuộc [...]
Th7