6 điều khác biệt giữa PLC và máy tính công nghiệp

PLC và máy tính công nghiệp

PLC và máy tính công nghiệp đều là những thiết bị công nghệ. Được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tự động hóa và điều khiển công nghiệp. Tự động hóa giúp nâng cao năng suất, giảm chi phí vận hành và hỗ trợ giám sát- quản lý toàn bộ quá trình. Chính vì thế bài viết này Myrobot sẽ chia sẻ về 2 hệ thống phần cứng điều khiển được sử dụng phổ biến trong tự động hóa công nghiệp.

Vậy PLC là gì?

 PLC và máy tính công nghiệp

PLC bộ điều khiển logic lập trình ( tên tiếng anh là Programmable Logic Controller). Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong môi trường công nghiệp. Chức năng giám sát và điều khiển các quy trình công nghiệp thông qua việc xử lý tín hiệu điện tử đầu vào và đầu ra.

Các PLC được nâng cấp với thiết kế chắc chắn hơn, các tính năng mở rộng và hệ thống lập trình được. Ngoài ra, với ngôn ngữ lập trình của PLC, được gọi là logic bậc thang. Cho phép PLC có khả năng tùy biến cao để tự động hóa các thiết bị máy móc. Nhờ khả năng linh hoạt và mạnh mẽ này đã giúp cho PLC trở thành một lựa chọn phổ biến để thay thế các rơ le và hộp chuyển mạch trước kia.

Và máy tính công nghiệp là gì?

 PLC và máy tính công nghiệp

Máy tính công nghiệp dùng trong vận hành công nghiệp đây là một hệ thống máy tính chuyên dụng. Đặc biệt phù hợp cho những phân xưởng, nhà máy,với áp suất không đồng đều.

Máy tính công nghiệp kiểm soát giám sát quy trình cụ thể mà PLC cung cấp. Nhưng với khối lượng công việc nhiều hơn như Gateway, HMI, ứng dụng AI… Thiết bị này thực hiện hợp nhất các khối lượng công việc. Nhờ các bộ tăng tốc hiệu suất như TPU, VPU, GPU, NVMe SSD…Hợp nhất khối lượng công việc làm giảm footprint phần cứng của nó trong nhà máy.

Tham khảo: IPC là gì? Tìm hiểu chi tiết về máy tính công nghiệp IPC

Tìm hiểu 6 điều khác biệt giữa PLC và máy tính công nghiệp

Thứ nhất, cấu trúc

Máy tính công nghiệp và cả PLC bao gồm một Bộ xử lý trung tâm (CPU) và các đơn vị đầu vào- đầu ra (input/output), bộ nhớ. Tuy nhiên:

PLC: có công suất thấp hơn, thiết kế để thực hiện theo kiểu logic lặp đi lặp lại. PLC thường tích hợp sẵn phần mềm với phần mềm điều khiển và hệ điều hành chuyên dụng.

Máy tính công nghiệp: cung cấp một CPU đa năng mạnh mẽ và chạy hệ điều hành kiểu máy tính để bàn (như: Windows hoặc Linux). Hệ điều hành này cần được định cấu hình đúng cách, trước khi cài đặt phần mềm điều khiển.

Thứ hai, lập trình

PLC thường sử dụng các ngôn ngữ lập trình chuyên dụng. Như ladder logic, structured text, function block diagram, và sequential function chart để lập trình các chương trình điều khiển.

Máy tính công nghiệp: sử dụng các ngôn ngữ lập trình thông dụng như C++, Java, Python,… Tùy thuộc vào từng yêu cầu cụ thể của mỗi ứng dụng. Điều này làm cho quá trình viết ứng dụng trở nên trực quan và mạnh mẽ.

Thứ ba, thiết bị ngoại vi và IO

PLC một số đầu vào cảm biến và đầu ra điều khiển được tích hợp sẵn trong PLC. Ngày nay, các thiết bị ngoại vi thịnh hành khác như mạng, màn hình, máy in… Còn rất hạn chế và thiết bị từ các hãng khác nhau thường không thể được gắn vào.

Máy tính công nghiệp các giao diện mạng có sẵn (có dây và không dây), mô-đun I/O cục bộ và từ xa, màn hình, thiết bị giao diện người,… Ngoài ra, được kết hợp với nhau và sử dụng với phần mềm trình điều khiển tương ứng. Tuy nhiên, các máy tính công nghiệp nói chung không có đầu vào tích hợp để nối dây cảm biến, cáp điện,… Tốt nhất cần phải thêm thẻ cắm hoặc mô-đun I/O USB.

Tóm lại, khi nói đến cấu hình ngoại vi thì máy tính công nghiệp linh hoạt hơn PLC. Những yêu cầu các tiện ích bổ sung bên ngoài để kết nối cảm biến và thiết bị điều khiển.

Thứ tư, thiết kế ngoại hình

Cả PLC và máy tính công nghiệp đều được thiết kế để hoạt động trong môi trường khắc nghiệt. Vì PC công nghiệp nhỏ gọn, cực kỳ chắc chắn. Dưới đây là một số tính năng công nghiệp của PC công nghiệp:

  • Thiết kế không quạt
  • Phạm vi nhiệt độ rộng
  • Chống sốc và rung
  • Xếp hạng IP cao
  • Mô-đun có thể mở rộng
  • I/O phong phú với sự hỗ trợ công nghệ cũ

Về chất lượng xây dựng, PLC và IPC khá phù hợp. Tuy nhiên, IPC đang chiếm ưu thế khi có kích thước nhỏ gọn. PLC thường cồng kềnh và có tùy chọn lắp đặt hạn chế. Một số PLC cũng có thể quá nóng khi được lắp đặt do khả năng tản nhiệt của chúng bị cản trở. Ngược lại, IPC tương đối nhỏ và có nhiều tùy chọn lắp đặt khác nhau, tùy chọn giá treo VESA, giá đỡ và thanh ray din. Ngoài ra, một số IPC được trang bị tính năng quản lý đánh lửa bằng điện và có thể được triển khai cho các ứng dụng trên xe.

Thứ năm, giao diện người- máy tính

Các thiết bị giao diện người-máy tính như là màn hình cảm ứng. Được sử dụng để hiển thị dữ liệu, hình ảnh, cài đặt tham số…. Được sử dụng để người dùng giám sát và điều khiển hệ thống PLC. Đồng thời còn giúp đơn giản hóa chương trình của PLC.

Giao diện người-máy tính sử dụng sẽ linh hoạt hơn khi dùng máy tính công nghiệp. Ngoài các màn hình cảm ứng thường được sử dụng, có thể gắn các màn hình lớn, bàn phím và thiết bị trỏ riêng biệt. Hay thậm chí là thiết lập truy cập từ xa qua internet.

Thứ sáu, hiệu quả và giá thành

 PLC và máy tính công nghiệp

Sử dụng PLC tiết kiệm chi phí hơn. Bởi vì thiết bị này không cần chạy phần mềm của bên thứ ba. PLC đáp ứng tất cả các yêu cầu của người dùng với một thiết bị điều khiển chi phí thấp.

Các thiết bị máy tính công nghiệp với hiệu suất cao được ứng dụng rộng rãi. Bộ nhớ rộng, một bộ xử lý đầy đủ tích hợp và có tính linh hoạt cao hơn. Bộ tăng tốc hiệu suất như CPU, GPU, TPU, và VPU. Các IPC thực hiện tính toán thông minh. Chẳng hạn trong dây chuyền lắp ráp sản xuất hợp tác với các ứng dụng thị giác máy. Chính vì thế, PC công nghiệp có một mức giá cao hơn nhiều.

Nên chọn PLC hay máy tính công nghiệp?

Khi bạn chọn bộ điều khiển khả năng lập trình cho hệ thống tự động hóa công nghiệp của mình. Cả PLC và máy tính công nghiệp cần phải có những yếu tố cần xem xét.

Về bộ PLC phù hợp hơn để chạy các hệ thống tự động hóa nhỏ với các chức năng nghiêm ngặt. PLC tiết kiệm, có độ tin cậy cao cho các triển khai công nghiệp. Đảm bảo an toàn vì chúng không có kết nối không dây

Mặt khác, máy tính công nghiệp rất phù hợp với các giải pháp có yêu cầu cao về lưu trữ và phức tạp, đòi hỏi tính linh hoạt. Thiết bị này cũng đảm bảo an toàn nhờ phần mềm an ninh mạng và phần cứng tiêu chuẩn

Có một số ứng dụng vừa sử dụng cả PLC và IPC công nghiệp để cân bằng chi phí và lợi ích. Tuỳ thuộc vào những tính năng cũng như ứng dụng thực tế mà lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Trên đây là những điểm khác biệt chính của PLC và máy tính công nghiệp IPC. Mỗi thiết bị đều sẽ có những điểm khác nhau. Nhìn chung, thì cả hai  đều là những thiết bị quan trọng giúp tối ưu hóa quá trình công nghiệp. Mong rằng bài viết hôm nay sẽ mang đến những thông tin thật sự hữu ích với bạn. Tại Myrobot chúng tôi có phân phối đa dạng các dòng PLC và IPC của nhiều thương hiệu nổi tiếng. Nếu cần tư vấn hãy gọi cho Myrobot để được hỗ trợ nhanh nhất.

MYROBOT việt nam

MYROBOT - Chúng tôi là chuyên gia trong mảng sản xuất, cung cấp và phân phối các hệ thống thiết bị robot phục vụ công nghiệp...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Kiểm Định Đồng Hồ Nước Để Làm Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Đồng Hồ Đã Kiểm Định

Kiểm định đồng hồ nước là quá trình quan trọng trọng việc đảm bảo sự [...]

Thanh Cái Đồng Busbar Tủ Điện Là Gì? Các Loại Busbar Tủ Điện Phổ Biến

Việc truyền tải & phân phối điện năng một cách hiệu quả & an toàn [...]

Web 3.0 tổng hợp thông tin chi tiết, dễ hiểu nhất

Web 3.0 đánh dấu một bước tiến vượt bậc trong sự phát triển của Internet, [...]

Hệ thống thông tin là gì? Những điều cần biết về hệ thống thông tin

Ngày nay, công nghệ phát triển như vũ bão, hệ thống thông tin được ra [...]

Cảm Biến Nhiệt Độ Là Gì? Hướng Dẫn Cách Chọn Mua Cảm Biến Nhiệt Độ Tốt Nhất

Giữa vô vàn các loại cảm biến trên thị trường với những tính năng & [...]

Các hình thức thanh toán điện tử phổ biến hiện nay

Trong thời đại công nghệ 4.0 các hình thức thanh toán điện tử đang được [...]