Nợ phải trả là gì? Các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp

Nợ phải trả là gì?

Việc quản lý các khoản nợ hiệu quả nhằm giảm thiểu rủi ro tài chính và nâng cao uy tín với đối tác trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vậy bạn có biết nợ phải trả là gì? Và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp là gì hay không? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây của Myrobot. 

Vậy nợ phải trả là gì?

Nợ phải trả (tên tiếng Anh là account payable hay liabilities) là khoản tiền mà doanh nghiệp còn thiếu các cá nhân hay công ty khác. Trong quá trình kinh doanh, mua bán hàng hóa, dịch vụ, nguyên liệu,….doanh nghiệp chưa kịp thanh toán vì đã mua chúng dưới hình thức tín dụng thương mại.

Các khoản nợ thường thấy nhất trong các doanh nghiệp là: nợ mà doanh nghiệp phải trả cho người bán hàng hóa, khoản nợ ngân hàng, nợ thuế, nợ lương người lao động,…

Nợ phải trả là gì?

Nợ phải trả được phân loại như thế nào? 

Nợ phải trả được căn cứ thời hạn để phân loại, cụ thể:

Nợ ngắn hạn: là những khoản nợ có thời hạn dưới 1 năm. Phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh như: nợ trả người bán, nợ lương, thuế và các khoản chi phí phải trả cho nhà nước,… Các doanh nghiệp cần phải lên kế hoạch thanh toán hợp lý để không bị vỡ nợ.

Nợ dài hạn: là những khoản nợ có thời hạn trên 1 năm. Chẳng hạn như: nợ ngân hàng, trái phiếu phát hành, nợ thuế tài sản tài chính,… Với các khoản nợ dài hạn, nên cân nhắc các phương án vay vốn hoặc huy động vốn nhằm tăng khả năng thanh toán.

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nợ phải trả?

  • Lãi suất vay mượn: ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí tài chính của doanh nghiệp. Lãi suất cao làm tăng chi phí vay vốn, trong khi lãi suất thấp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vay mượn.
  • Khả năng thanh toán: Doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt (dòng tiền dương, lợi nhuận cao). Dễ dàng tiếp cận các khoản vay với những điều kiện ưu đãi hơn.
  • Đòn bẩy tài chính: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (debt-to-equity ratio) ảnh hưởng đến quyết định vay nợ. Doanh nghiệp với tỷ lệ nợ cao sẽ gặp khó khăn trong việc vay thêm vốn.
  • Chính sách thuế: ảnh hưởng đến quyết định vay mượn của doanh nghiệp. Ví dụ, lãi vay có thể được khấu trừ thuế, làm giảm chi phí vay mượn.
  • Tính cạnh tranh: Những ngành có mức độ cạnh tranh cao sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải vay vốn nhiều để đầu tư vào nghiên cứu, phát triển và mở rộng.
  • Chiến lược mở rộng: Doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng sản xuất, thâm nhập thị trường mới thường cần vốn đầu tư lớn, dẫn đến tăng nợ phải trả.
  • Chiến lược tài chính: Các quyết định tài chính liên quan đến việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Nhằm tối ưu hóa chi phí vay vốn cũng ảnh hưởng đến mức độ nợ phải trả.
  • Điều kiện thanh toán: Quan hệ tốt với nhà cung cấp giúp doanh nghiệp nhận được các điều kiện thanh toán ưu đãi, giảm áp lực về nợ ngắn hạn.
  • Tỷ giá hối đoái: Doanh nghiệp hoạt động quốc tế phải quản lý nợ phải trả liên quan đến tỷ giá hối đoái, đặc biệt nếu vay mượn bằng ngoại tệ.

Các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp trong kinh doanh

Các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp

Nợ ngắn hạn (hay còn gọi là Current Liabilities)

  • Khoản tiền phải thanh toán cho bên cung cấp, bán hàng hóa, dịch vụ.
  • Khoản tiền phải thanh toán cho người lao động về lương, thưởng, bảo hiểm,…
  • Khoản tiền mà doanh nghiệp vay mượn từ ngân hàng.
  • Khoản tiền phải thanh toán cho cơ quan thuế.
  • Các khoản tiền mà khách hàng đã thanh toán trước cho doanh nghiệp nhưng chưa nhận được sản phẩm hoặc dịch vụ.

Với các khoản nợ ngắn hạn chủ yếu là các khoản nợ phải trả thông thường. Sẽ được phản ánh trên bảng cân đối kế toán, cũng như xác định chắc chắn về thời gian và giá trị.

Nợ dài hạn (hay còn gọi là Long-term Liabilities)

  • Các khoản vay dài hạn trên 1 năm, vay ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác,…
  • Là các khoản tiền mà doanh nghiệp phải thanh toán cho người bán hàng hóa, dịch vụ dựa vào hình thức trả góp với thời hạn thanh toán một năm trở lên.
  • Khoản tiền phát sinh từ việc doanh nghiệp phát hành trái phiếu cho các nhà đầu tư. Doanh nghiệp có nghĩa vụ trả lãi định kỳ và hoàn trả gốc vào ngày đáo hạn.
  • Là khoản tiền mà doanh nghiệp nhận trước từ khách hàng để thực hiện các hợp đồng mua bán, cung cấp dịch vụ,…
  • Và các khoản nợ phải trả dài hạn khác, bao gồm các nghĩa vụ dài hạn khác mà doanh nghiệp phải trả trong tương lai.

Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh liên tục, một số khoản hình thành từ vốn chủ sở hữu nhưng có thể được phân loại là nợ phải trả, do chủ sở hữu đã cam kết từ bỏ quyền thụ hưởng những mục tiêu nhất định. Kết quả là hình thành nên nghĩa vụ tài chính mà bộ phận kế toán phải thực hiện đối với các mục tiêu đó.

Tham khảo: Hạch toán là gì? Đặc điểm và phân loại các phương pháp hạch toán kế toán

Cách thanh toán nợ phải trả như thế nào?

Hiện nay, có đa dạng phương thức để thanh toán nợ phải trả, dựa vào các thỏa thuận giữa đơn vị kế toán và chủ nợ. Cụ thể:

  • Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt bằng cách sử dụng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng để thanh toán các khoản nợ.
  • Chuyển khoản ngân hàng bằng cách sử dụng dịch vụ chuyển khoản ngân hàng để thanh toán nợ.
  • Thanh toán bằng séc là sử dụng séc để thanh toán các khoản nợ.
  • Thanh toán nợ bằng tài sản khác như hàng hóa, bất động sản hoặc dịch vụ để thanh toán nợ.

Có thể thấy nợ phải trả là một trong những nghĩa vụ tài chính mà các doanh nghiệp cần phải tuân thủ thực hiện. Mỗi một doanh nghiệp cần theo dõi và quản lý chặt chẽ các khoản nợ để đảm bảo khả năng thanh toán và hạn chế rủi ro tài chính. Trên đây là những chia sẻ nợ phải trả là gì? Và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Hy vọng sẽ mang đến những kiến thức hữu ích giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nợ phải trả và cách quản lý nợ một cách hiệu quả. Myrobot xin cảm ơn.

MYROBOT việt nam

MYROBOT - Chúng tôi là chuyên gia trong mảng sản xuất, cung cấp và phân phối các hệ thống thiết bị robot phục vụ công nghiệp...Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Công nợ là gì? Cách quản lý công nợ hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong quá trình kinh doanh, việc quản lý tốt công nợ là một trong những [...]

PC Công Nghiệp Hỗ Trợ AI Là Gì? Đặc Điểm Nổi Bật Và Các Ứng Dụng

PC công nghiệp hỗ trợ AI là gì? Tại sao PC công nghiệp hỗ trợ [...]

Date sản phẩm là gì? Mẹo theo dõi date sản phẩm chuẩn xác

Khi mua sắm các sản phẩm thuộc các ngành hàng như mỹ phẩm, dược phẩm, [...]

[Góc Chia Sẻ]: Kinh Nghiệm Bảo Trì Máy Tính Công Nghiệp Chi Tiết Nhất

Trong môi trường công nghiệp, để đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục, hiệu [...]

Ứng Dụng Máy Tính Công Nghiệp Trong Hệ Thống Truy Xuất Nguồn Gốc Thực Phẩm Hiện Nay

Trong cuộc sống hiện đại, nguồn gốc & chất lượng của thực phẩm là yếu [...]

Kỹ năng đàm phán trong kinh doanh là gì? Cách để đàm phán thành công

Không chỉ là một kỹ năng thiết yếu trong công việc cũng như trong cuộc [...]